go88 game bài đổi thưởng 2024 phiên bản mới nhất

Không có Luật thu hút FDI chuyên biệt, Ấn Độ đã làm gì để trở thành nền kinh tế thứ 5 thế giới (!?)

(Pháp lý) - Nghiên cứu hệ thống go88 game bài đổi thưởng đầu tư kinh doanh của Ấn Độ thấy không có Luật thu hút FDI chuyên biệt. Vậy Ấn Độ đã làm gì để có bước nhảy vọt thần kỳ trở thành nền kinh tế lớn thứ 5 thế giới ?

Ấn Độ đang nổi lên là một đối thủ nặng ký trong cuộc đua đón dòng vốn FDI chuyển dịch

Không có Luật thu hút FDI chuyên biệt

Ấn Độ không có luật chuyên biệt cho vấn đề đầu tư nước ngoài. Tuy nhiên, hàng năm Chính phủ Ấn Độ đều có thông báo về chính sách đầu tư nước ngoài (FDI Policy), trong đó quy định những lĩnh vực được phép đầu tư, phạm vi đầu tư và các điều kiện khác. Các chính sách được công bố hàng năm của Chính phủ ngày càng tiệm cận với nhu cầu thực tế, ngày càng nhiều lĩnh vực được mở rộng cho đầu tư nước ngoài, phạm vi của hoạt động đầu tư cũng được mở rộng. Những lĩnh vực được mở rộng gần đây tiêu biểu nhất là truyền thông và giải trí, bán lẻ, hàng không, sản xuất quốc phòng,..

Ấn Độ hiện đã ký kết 23 Hiệp định đầu tư song phương (BIT) và 13 điều ước có quy định về đầu tư (TIP), trong đó có Hiệp định về Đầu tư giữa ASEAN và Ấn Độ (2014), FTA giữa Ấn Độ - Malaixia (2011), EPA Ấn Độ - Nhật Bản (2011), Hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện Ấn Độ - Hàn Quốc (2009), Hiệp định Hợp tác kinh tế toàn diện Ấn Độ - Xingapo (2005)...  Ngoài ra, Ấn Độ đang tham gia đàm phán Hiệp định đối tác kinh tế toàn diện khu vực (RCEP).

Không có Luật thu hút FDI nhưng Ấn Độ ban hành BIT mẫu với những ràng buộc chặt chẽ. Trong Lời mở đầu của BIT mẫu xuất hiện khái niệm phát triển bền vững và nhấn mạnh sự cần thiết của việc bảo đảm không gian cho các quy định phục vụ mục tiêu công cộng. Định nghĩa về nhà đầu tư, khoản đầu tư và các tiêu chuẩn đối xử đều được bó hẹp lại. Khoản đầu tư phải có các yếu tố như: có cam kết về vốn, tiến hành trong một thời gian nhất định, có kỳ vọng về lợi nhuận, có khả năng gặp rủi ro và có đóng góp cho sự phát triển của nước nhận đầu tư. Chỉ những nhà đầu tư có hoạt động thực chất tại Ấn Độ mới được bảo hộ theo hiệp định. Các tiêu chuẩn đối xử công bằng và thỏa đáng, đối xử tối huệ quốc và điều khoản “cái ô” đều bị lược bỏ.

BIT mẫu chỉ giữ lại quy định về nghĩa vụ bảo vệ an ninh vật chất của nhà đầu tư (không bao gồm an ninh pháp lý), nghĩa vụ không từ chối cho hưỏng công lý, không vi phạm quy trình hợp lý, không phân biệt đối xử, không đối xử lạm dụng và nghĩa vụ đối xử quốc gia. Trong khi đó, các điều khoản về tịch thu tài sản và nhất là tịch thu gián tiếp được quy định chi tiết hơn. BIT mẫu cũng đưa vào các điều khoản ngoại lệ nhằm bảo vệ các lợi ích công cộng, về giải quyết tranh chấp, BIT mẫu có quy định nhà đầu tư phải sử dụng hết biện pháp trong nước trước khi khởi kiện ra trọng tài quốc tế

Thu hút “đại bàng” về làm tổ bằng chuỗi cung ứng

Ấn Độ là quốc gia sản xuất phần mềm hàng đầu thế giới, cái nôi xuất phát của hàng vạn chuyên gia, kỹ sư công nghệ thông tin đang làm việc tại hàng chục trung tâm công nghệ lớn, trong đó có Thung lũng Silicon. Tuy vậy, sản xuất phần cứng chưa bao giờ là thế mạnh của Ấn Độ; mức độ thiếu hụt linh kiện, thiết bị lên tới 11% do thiếu cơ sở hạ tầng, chuỗi cung ứng trong nước, chi phí cao và hậu cần chưa đủ lực.

Trong bối cảnh đó, năm 2019, Ấn Độ ban hành chương trình khung về Tầm nhìn chính sách quốc gia trong lĩnh vực công nghiệp điện tử với tham vọng biến Ấn Độ thành trung tâm toàn cầu về thiết kế và sản xuất hệ thống điện tử. Đến tháng 4/2020, Ấn Độ cho ra đời Chương trình khuyến khích liên kết cho sản xuất điện tử quy mô lớn (PLI), được gọi là bản vẽ chi tiết để biến mục tiêu trên thành hiện thực.

Chương trình này tập trung liên kết các nhà sản xuất điện thoại thông minh và linh kiện điện tử, ở các lĩnh vực: lắp ráp, kiểm định, đóng gói… PLI sẽ mở rộng ưu đãi thuế, phí lên 4- 6% doanh số bán các mặt hàng được sản xuất tại Ấn Độ trong thời gian 5 năm cho các doanh nghiệp đủ điều kiện…

 

Ấn Độ trở thành điểm đến phù hợp với các công ty đang dịch chuyển đầu tư ra khỏi Trung Quốc.

Trong những năm qua, Samsung được xem là một trong những cái tên đi đầu trong việc đầu tư vào Ấn Độ. Ông lớn công nghệ Hàn Quốc đã đưa ra một kế hoạch sản xuất điện thoại thông minh trị giá hơn 40 tỷ USD trong vòng 5 năm tới tại quốc gia 1,3 tỷ dân này. Theo sau Samsung, đối thủ Apple cũng đang nỗ lực tiến vào thị trường Ấn Độ, với các đối tác Foxconn và Pegatron đang tăng cường sản xuất các mẫu iPhone giá rẻ tại đây.

Quyết tâm của New Delhi cũng được thể hiện, khi mới đây Thủ tướng Modi đã công bố dự án đầu tư gần 1.500 tỷ USD cho cơ sở hạ tầng, giúp vực dậy nền kinh tế đang gặp khó khăn do dịch COVID-19, hướng tới trở thành điểm đến hàng đầu trong chuỗi cung ứng quốc tế. “Nhiều doanh nghiệp trên khắp thế giới đang coi Ấn Độ như một chuỗi cung ứng. Giờ đây cùng với việc sản xuất tại Ấn Độ, chúng ta cần phải tiến tới việc sản xuất cho thế giới”, Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi nhấn mạnh.

Ưu tiên quỹ đất “sạch” và các chính sách xúc tác

Để thu hút FDI, Ấn Độ đã miễn giảm thuế cho các dự án đầu tư mới trên 100 triệu USD và dành ra hơn 460.000 ha đất “sạch” để thu hút các hãng sản xuất từ Trung Quốc dịch chuyển về. Diện tích đất “sạch” mà quốc gia này thiết lập có thể so sánh bằng 6 lần diện tích Singapore và gấp đôi diện tích của Luxembourg. Ngoài ra, Ấn Độ chọn 10 vùng trung tâm công nghiệp sản xuất tại 9 bang, với 100 khu công nghiệp nổi tiếng để giới thiệu cho 600 công ty nổi tiếng trên thế giới.

Ưu tiên quỹ đất “sạch” rộng lớn để đáp ứng nhu cầu của nhà đầu tư lan tỏa đến các bang. Chính quyền Gujarat nói rằng họ đã quy hoạch gần 33.000 ha đất cho các công ty nước ngoài muốn chuyển hoạt động từ Trung Quốc. Hơn nữa, chính phủ tiểu bang cũng đang cung cấp ưu đãi cho các đơn vị sản xuất trong hơn 30 lĩnh vực. Trong khi đó, bang Karnataka cũng đang phát huy thế mạnh của mình với nguồn nhân lực lành nghề và sự phát triển vốn có của hệ sinh thái công nghiệp tại đây. Chính quyền bang cũng đã tiến hành xây dựng một khu công nghiệp Nhật Bản rộng hơn 200 ha cho các công ty Nhật Bản muốn xây dựng cơ sở sản xuất ở Karnataka.

Bang Telangana, một trung tâm IT/ITeS ở Ấn Độ, cũng đã phát triển một vài khu công nghiệp lớn trong tiểu bang, bao gồm Kakatiya Integrated Mega Textiles Park, Sircilla Apparel Park, Pharma City... Với sự chuẩn bị này, Telangana đã sẵn sàng cho các nhà đầu tư nước ngoài rót vốn vào nhiều lĩnh vực khác nhau.

Các phương tiện truyền thông tại nước này còn cho biết, Chính phủ sẽ cung cấp đất tại các khu vực bỏ không hoặc trong các khu kinh tế đặc biệt (SEZs) với cơ sở hạ tầng quan trọng cho các công ty nước ngoài. Động thái này diễn ra ngay sau khi một số tin tức cho rằng gần 1.000 công ty nước ngoài đã đàm phán với chính quyền Ấn Độ để chuyển cơ sở sản xuất sang quốc gia này và có ít nhất 300 trong số các công ty này đang tích cực thúc đẩy kế hoạch sản xuất trong các lĩnh vực khác nhau.

Để thu hút FDI, Ấn Độ đã miễn giảm thuế cho các dự án đầu tư mới trên 100 triệu USD. Diện tích đất “sạch” mà quốc gia này thiết lập có thể so sánh bằng 6 lần diện tích Singapore và gấp đôi diện tích của Luxembourg. Không chỉ vậy, nhằm tạo ra một môi trường đầu tư hấp dẫn và lâu dài, Chính phủ Ấn Độ cũng đã khuyến khích các tiểu bang phát triển hệ sinh thái công nghiệp riêng, làm rõ các ưu đãi về thuế và nợ, qua đó hỗ trợ hết sức có thể cho các công ty nước ngoài muốn đầu tư vào địa phương. Chính phủ Ấn Độ cũng cam kết sẽ giảm thuế doanh nghiệp xuống mức thấp nhất có thể.

Chính quyền các tiểu bang đã và đang thực hiện nhiều kế hoạch cạnh tranh để thu hút các công ty nước ngoài muốn di dời ra ngoài Trung Quốc. Một số bang ở Ấn Độ nới lỏng luật lao động cho các dự án mới ở bang của họ để khởi động lại hoạt động công nghiệp. Chẳng hạn, ở bang Gujarat, tất cả các dự án mới hoạt động ít nhất 1.200 ngày hoặc đang hoạt động trong 1.200 ngày sẽ được miễn trừ khỏi tất cả các luật lao động, ngoại trừ 3 luật. Bang Gujarat cũng sẽ cho phép người lao động làm việc theo ca 12 giờ, thay vì ca 8 giờ, với mức lương được tăng thêm theo số giờ làm thêm.

Dấu ấn cá nhân Thủ tướng Narendra Modi

Theo Le Point, yếu tố chính thúc đẩy tăng trưởng của Ấn Độ đó là các cải tổ do Thủ tướng Narendra Modi tiến hành. Ông đã “chữa trị” kinh tế Ấn Độ bằng một “liệu pháp sốc” chưa từng có. Hơn 8 năm trước, khi Thủ tướng Modi nắm quyền lãnh đạo, nền kinh tế của Ấn Độ đang ở trong tình trạng yếu kém, lạm phát cao. Bất chấp mọi khó khăn và những tuyên bố bi quan của nhiều nhà kinh tế nổi tiếng toàn cầu lúc đó, Thủ tướng Modi vẫn tiếp tục nỗ lực không ngừng để làm sạch hệ thống kinh tế tham nhũng làm suy yếu đất nước. Trong số những việc đầu tiên mà ông Modi thực hiện khi đảm nhận vai trò lãnh đạo là thành lập một đội điều tra đặc biệt về tiền đen, bên cạnh một loạt cải cách mang tính chuyển đổi trong nhiều lĩnh vực.

 

Dự án tàu cao tốc của Ấn Độ với vốn đầu tư từ Nhật Bản

“Một đất nước rộng lớn như nước ta không thể chỉ phát triển dựa trên một trụ cột là trung ương mà cần trụ cột thứ hai là các bang. Cuộc chiến chống lại Covid-19 cũng được củng cố vì cách tiếp cận này. Các quyết định đã được thực hiện chung. Tôi đã có các hội nghị truyền hình với các Thủ hiến nhiều lần để nghe các đề xuất và ý kiến đóng góp của họ, điều này không hề tồn tại trong lịch sử”, Thủ tướng Narendra Modi bật mí bí quyết thành công.

Vào thời điểm Ấn Độ “dọn dẹp” nền kinh tế vào năm 2019 để bắt đầu giai đoạn tăng trưởng mới, thế giới hứng chịu đại dịch Covid-19 vào năm 2020, Ấn Độ phải đối mặt với khó khăn nghiêm trọng. Trong bối cảnh đó, Thủ tướng Modi lại bắt tay vào việc xây dựng một Ấn Độ mới thông qua tầm nhìn của ông về Aatmanirbhar Bharat (Ấn Độ tự cường - đây là chiến lược đưa Ấn Độ trở thành một quốc gia tự lực, tự cường, hòa nhập với cộng đồng thế giới). Với mục tiêu đặt ra, Ấn Độ tập trung vào việc bảo đảm rằng không có gia đình nào bị đói trong trận đại dịch tồi tệ nhất của thế kỷ, đồng thời thiết lập một chu kỳ đầu tư mới cho nền kinh tế, từ sản xuất, khai thác mỏ, nhà ở đến cơ sở hạ tầng.

Thực hiện khẩu hiệu Make in India (nhằm khuyến khích các công ty trong và ngoài nước sản xuất sản phẩm ngay tại Ấn Độ, thu hút vốn đầu tư quốc tế), qua đó thúc đẩy phát triển công nghiệp và tạo việc làm. Tiếp đến là tiền tệ, với việc chuyển tiền mặt thành các tài khoản ngân hàng. Tiếp theo là thuế với việc ban hành một loại thuế quốc gia duy nhất (GST), thay thế cho vô số loại thuế địa phương tại 29 bang của Ấn Độ. Về tài chính, ông Modi đã cho “bơm” vốn vào các ngân hàng công tổng cộng 32 tỉ USD trong vòng 2 năm, để gia tăng nguồn tín dụng cho các doanh nghiệp. Thủ tướng Ấn Độ còn tự do hóa các khu vực tài chính, phát thanh truyền hình và Quốc phòng, đồng thời mở các dự án cơ sở hạ tầng cho đầu tư nước ngoài.

Ấn Độ trở thành hệ sinh thái khởi nghiệp lớn thứ 3 trên thế giới nhờ Chính phủ Modi cũng quan tâm đến vấn đề khởi nghiệp. Từ vài trăm công ty khởi nghiệp vào năm 2014, Ấn Độ giờ có hơn 74.000 công ty khởi nghiệp. Hơn 100 công ty khởi nghiệp ngày nay được đánh giá cao là những kỳ lân. Chưa hết, việc chính quyền Ấn Độ tập trung vào sáng kiến Digital India (Ấn Độ kỹ thuật số) cũng dẫn đến việc tạo ra mô hình hàng hóa kỹ thuật số công cộng độc đáo của nước này. Ấn Độ có thể chuyển lợi ích trực tiếp vào tài khoản của hàng triệu gia đình sống ở những vùng xa xôi của đất nước, trong khi nhiều nền kinh tế phát triển đang phải vật lộn để viết séc ra giấy.

Kết quả của các sáng kiến ​​nói trên đã đưa Ấn Độ trở thành nhà sản xuất di động lớn thứ 2 thế giới và ngành công nghiệp điện tử tăng trưởng lên khoảng 80 tỷ USD từ quy mô không đáng kể 10 năm trước, xuất khẩu vượt mốc 600 tỷ USD, đưa lạm phát xuống dưới 6%, tỷ lệ thất nghiệp giảm còn không quá 3,5%. Nền kinh tế Ấn Độ lần lượt vượt qua Nga, Italy, Brazil, Pháp và mới nhất là Anh để đứng vững ở vị trí thứ 5.

Bài học thu hút FDI rút ra cho Việt Nam

Theo số liệu của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, tính đến ngày 20/5/2022, tổng vốn đăng ký cấp mới, vốn đăng ký điều chỉnh và góp vốn, mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài tại Việt Nam trong 5 tháng đầu năm 2022 đạt hơn 11,71 tỷ USD, giảm 16,3 % so với cùng kỳ năm 2021. Trong đó, vốn đăng ký mới giảm 53,4% so với cùng kỳ năm 2021, nhưng vốn điều chỉnh và góp vốn mua cổ phần vẫn tăng mạnh lần lượt là 45,4% và 51,6%. Vốn FDI thực hiện đạt 7,71 tỷ USD, tăng 7,8 % so với cùng kỳ năm 2021.

Ấn Độ đang sở hữu khá nhiều lợi thế trong cuộc chạy đua thu hút vốn FDI, trong đó lợi thế lớn nhất là dân số cao gấp 13 lần Việt Nam. Tuy nhiên, Việt Nam có lợi thế về ổn định kinh tế, chính trị, lợi thế của thị trường ASEAN (với 600 triệu dân) và tham gia nhiều FTA, mới nhất là EVFTA (sẽ giúp hàng hóa Việt Nam có thể tiếp cận nhiều thị trường, với hàng trăm triệu người tiêu dùng, hàng xuất khẩu từ Việt Nam vào các thị trường lớn sẽ được ưu đãi thuế). Đặc biệt với vị trí địa lý, Việt Nam hoàn toàn có thể tận dụng lợi thế ở gần các điểm cung cấp đầu vào như: Nhật Bản, Hàn Quốc hay Đài Loan (Trung Quốc) - nơi có nguồn cung linh kiện dồi dào cho hoạt động sản xuất lắp ráp.

Mặc dù vậy theo các chuyên gia, Việt Nam cũng phải đối mặt với sự cạnh tranh gay gắt từ các nền kinh tế đang nổi khác trong việc thu hút dòng vốn đầu tư do xu hướng dịch chuyển của chuỗi cung ứng mới. Muốn thắng trong “cuộc đua” này, Việt Nam còn nhiều việc phải làm. Từ kết quả thu hút đầu tư “ngoạn mục” của Ấn Độ có thể rút ra 3 bài học kinh nghiệm:

1. Kịch bản thu hút đầu tư FDI kinh điển được gọi là “trải thảm đỏ” bằng ưu đãi thuế, nhân công giá rẻ đến thời điểm này không còn là then chốt, nếu không muốn nói đã lỗi thời, bởi vì hiện nay không chỉ mỗi Việt Nam sử dụng thế mạnh. Kể từ khi chuỗi cung ứng ở Trung Quốc bị đứt gãy thì lỗ hổng trong lĩnh vực công nghiệp hỗ trợ ở nước ta phơi bày rõ ràng. Nền kinh tế Việt Nam không phải là “con tàu nhiều khoang”- chúng ta chỉ là một khoang nhỏ, bị phụ thuộc, liên thông với bên ngoài nên không phải là chổ trú ẩn an toàn. Từ kinh nghiệm thu hút FDI của Ấn Độ cho thấy, muốn hấp dẫn được “đại bàng” về làm tổ phải có chiến lược cụ thể cho từng đối tác, không nên đưa ra mục tiêu chung chung, tràn lan và thành quả thu hút FDI không chỉ được đánh giá bằng tổng số vốn đăng ký.

2. Chuẩn bị sẵn sàng các điều kiện cần thiết để thu hút đầu tư, nhất là rà soát, bổ sung quỹ đất “sạch”. Để thu hút các “đại bàng” về làm tổ thành công, một trong những yếu tố được Chính phủ Ấn Độ coi trọng đó là thiết lập quỹ đất “sạch” trên 460.000 ha rộng lớn (tương đương bằng 6 lần diện tích Singapore và gấp đôi diện tích của Luxembourg). Điều đó chứng tỏ, các nhà đầu tư FDI rất quan tâm và coi trọng ở những địa phương đã hình thành được quỹ đất “sạch”, cho dù giá đất có cao hơn nhiều lần. Bởi, nếu là nhà đầu tư thuần khiết, không một ai muốn lăn tăn và mất thời gian trong việc giải quyết thủ tục pháp lý vì tranh chấp trong công tác đền bù, giải phóng mặt bằng (sau khi được Nhà nước giao đất nhưng chưa phải là đất “sạch”).

3. Mặc dù Việt Nam đã có nhiều chính sách thu hút đầu tư như khuyến khích đầu tư xây dựng các khu công nghiệp, khu chế xuất, tập trung phát triển công nghiệp phụ trợ… nhưng thực tế cho thấy, việc thực thi còn nhiều hạn chế, chưa đem lại hiệu quả. Do đó, cần tiếp tục hoàn thiện các chính sách liên quan đến thuế nhập khẩu, các chính sách, quy hoạch phát triển khu công nghiệp cũng như nâng cao năng suất lao động nhằm tạo thuận lợi hơn nữa cho việc tiếp nhận dòng vốn đầu tư đang dịch chuyển vào Việt Nam. Hay nói cách khác, phải đổi mới cơ bản toàn bộ hoạt động, từ xúc tiến đầu tư, xây dựng, hoàn thiện thể chế, chính sách về đầu tư nước ngoài phù hợp xu hướng phát triển, tiếp cận chuẩn mực tiên tiến quốc tế và hài hòa với các cam kết quốc tế, bảo đảm sự đồng bộ, nhất quán, công khai, minh bạch và tính cạnh tranh cao.

VŨ LÊ MINH – LA SƠN

Bạn đọc đặt go88 game bài đổi thưởng dài hạn vui lòng để lại thông tin