go88 game bài đổi thưởng 2024 phiên bản mới nhất

Sử dụng thông tin nội bộ để mua bán chứng khoán và giải pháp phòng, chống

(Pháp lý) - Sử dụng thông tin nội bộ để mua, bán chứng khoán nhằm mục đích kiếm lợi nhuận không phải hiếm trên thị trường chứng khoán thế giới nói chung, tại Việt Nam nói riêng.
image001-1641804208.jpg
Sử dụng thông tin nội bộ để mua, bán chứng khoán nhằm mục đích kiếm lợi nhuận là hành vi bị nghiêm cấm trong hoạt động về chứng khoán và thị trường chứng khoán

Theo khoản 44 Điều 4 Luật Chứng khoán năm 2019 quy định: “Thông tin nội bộ là thông tin liên quan đến công ty đại chúng, tổ chức niêm yết, tổ chức đăng ký giao dịch, quỹ đại chúng, công ty đầu tư chứng khoán đại chúng chưa được công bố mà nếu được công bố có thể ảnh hưởng lớn đến giá chứng khoán của tổ chức này”. 

Những thông tin nội bộ có thể là việc thay đổi cơ cấu nhân sự cấp cao trong công ty; tình hình kinh doanh thua lỗ hoặc lợi nhuận đột phá; những thay đổi chiến lực đầu tư; các dự án lớn sắp được phê duyệt, triển khai hoặc các thông tin quan trọng khác…

Sử dụng thông tin nội bộ để mua, bán chứng khoán nhằm mục đích kiếm lợi nhuận không phải hiếm trên thị trường chứng khoán thế giới nói chung, tại Việt Nam nói riêng. Theo khoản 1 Điều 3 Nghị định số 156/2020/NĐ-CP ngày 31/12/2020 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực chứng khoán và thị trường chứng khoán (sau đây gọi tắt là Nghị định số 156) quy định: “1. Sử dụng thông tin nội bộ để mua, bán chứng khoán là việc thực hiện hành vi bị nghiêm cấm trong hoạt động về chứng khoán và thị trường chứng khoán quy định tại khoản 2 Điều 12 Luật Chứng khoán, gồm một, một số hoặc tất cả các hành vi dưới đây: a) Sử dụng thông tin nội bộ để mua, bán chứng khoán cho chính mình hoặc cho  người khác; b) Tiết lộ, cung cấp thông tin nội bộ hoặc tư vấn cho người khác mua, bán chứng khoán trên cơ sở thông tin nội bộ.”

Chủ thể của hành vi sử dụng thông tin nội bộ để mua, bán chứng khoán có thể là cán bộ cấp cao trong công ty đại chúng, quỹ đại chúng (như thành viên Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát, kế toán trưởng, cổ đông lớn…); kiểm toán viên kiểm toán báo cáo tài chính của công ty đại chúng, quỹ đại chúng hoặc người hành nghề chứng khoán của các công ty chứng khoán, công ty quản lý quỹ… hoặc bất kỳ ngươi nào nào biết thông tin nội bộ và sử dụng để mua bán chứng khoán. Tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà các chủ thể vi phạm có thể bị xử phạt hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự.

Nếu hành vi sử dụng thông tin nội bộ để mua bán chứng khoán thu lợi bất chính từ 300.000.000 đồng trở lên hoặc gây thiệt hại cho nhà đầu tư từ 500.000.000 đồng trở lên thì sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo Điều 210 Bộ Luật hình sự năm 2015, sửa đổi, bổ sung năm 2017 về tội sử dụng thông tin nội bộ để mua bán chứng khoán. Trong trường hợp số tiền thu lợi bất chính dưới 300.000.000 đồng hoặc gây thiệt hại cho nhà đầu tư dưới 500.000.000 đồng thì chủ thể vi phạm sẽ bị xử phạt hành chính theo Điều 35 Nghị định 156.

Từ năm 2010 đến năm 2020, tình hình sử dụng thông tin nội bộ để mua, bán chứng khoán ngày càng trở nên phức tạp, tuy nhiên, chưa xử lý hình sự được vụ án nào và chỉ xử lý hành chính 6 vụ vi phạm. Đồng thời các vi phạm về sử dụng thông tin nội bộ đều phát hiện và xử lý sau khi hoàn thành, tức là khi các đối tượng đã đạt được mục đích và gây ảnh hưởng tới thị trường chứng khoán, các nhà đầu tư khác thì cơ quan quản lý mới phát hiện và xử lý. 

Qua nghiên cứu thực tiễn cho thấy thực trạng trên xuất phát từ một số nguyên nhân chủ yếu sau đây:

Thứ nhất, do độ lệch giữa thời điểm “có thông tin nội bộ” và thời điểm “công bố thông tin nội bộ”

Thời hạn công bố thông tin của các công ty đại chúng, các tổ chức niêm yết cổ phiếu, công ty đại chúng quy mô lớn được quy định tại Điều 10, Điều 11, Điều 14 Thông tư số 96/2020/TT-BTC của Bộ Tài chính ban hành ngày 16/11/2020 về hướng dẫn công bố thông tin trên thị trường chứng khoán (sau đây gọi tắt là Thông tư số 96). Tùy thuộc vào từng loại thông tin cụ thể, thời hạn công bố thông tin có thể kéo dài từ 5 đến 30 ngày kể từ ngày “có thông tin”, trừ thông tin bất thường trong một số sự kiện cụ thể, phải công bố thông tin bất thường trong thời hạn 24 giờ… Như vậy, thời điểm “công bố thông tin” và thời điểm “có thông tin có giá trị” của công ty đại chúng không độ lệch nhất định. Theo quan điểm của tác giả, độ lệch của hai thời điểm trên đã tạo điều kiện cho việc sử dụng thông tin nội bộ để mua, bán chứng khoán, bởi nếu như sau khi “có thông tin nội bộ” công bố ngay thông tin thì đối tượng vi phạm không kịp sử dụng thông tin đó để bán hoặc mua một lượng lớn cổ phiếu, số tiền thu lời bất chính hoặc gây thiệt hại có thể không quá lớn. 

Thứ hai, khó chứng minh trách nhiệm cá nhân “biết thông tin nội bộ”

Điều 210, BLHS năm 2015, sửa đổi, bổ sung năm 2017 dùng thuật ngữ “Tội sử dụng thông tin nội bộ để mua bán chứng khoán”, nghĩa là chủ thể của tội phạm này là tất cả cá nhân có được thông tin nội bộ, không còn giới hạn chỉ gồm người nội bộ của công ty. Tuy nhiên, việc xác định những ai có được thông tin nội bộ là rất khó khăn, bởi mối quan hệ cá nhân hết sức phức tạp. Chỉ có thể xác định cá nhân nắm được thông tin nội bộ khi nội bộ tự khai báo hoặc có sự kết hợp của cả cơ quan viễn thông, các ngân hàng và Uỷ ban chứng khoán Nhà nước mới có thể tìm ra mối liên hệ giữa các cá nhân. Hơn nữa các đối tượng thường lách luật bằng cách người nội bộ (cụ thể như Giám đốc, Chủ tịch Hội đồng quản trị, kế toán trưởng,…) không trực tiếp đặt lệnh mà thông qua các mối quan hệ phức tạp như bạn bè, người thân, đối tác kinh doanh để đặt lệnh, do vậy khó phát hiện và xử lý rất khó khăn, không thể xác định cá nhân chịu trách nhiệm về giao dịch khi nhờ người khác giao dịch.

Thứ ba, khó xác định được khoản tiền “thu lợi bất chính” hoặc “gây thiệt hại”

Trong trường hợp tự mình đặt lệnh mua, bán chứng khoán: Từ quy định tài Điều 35 Nghị định số 156/2020/NĐ-CP và Điều 210 Bộ luật Hình sự năm 2015, sửa đổi, bổ sung năm 2017 cho thấy cơ sở xác định ranh giới giữa xử lý hành chính và xử lý hình sự  hành vi sử dụng thông tin nội bộ là việc chủ thể biết và sử dụng thông tin nội bộ để mua, bán chứng khoán hoặc tiết lộ, cung cấp thông tin này hoặc tư vấn cho người khác mua bán chứng khoán để “thu lợi bất chính” hoặc “gây thiệt hại” bao nhiêu. Tuy nhiên, khó xác định được khoản tiền thu lợi bất chính hoặc số tiền thiệt hại. Bởi để xác định hậu quả, thiệt hại trong các vụ án về chứng khoán, cơ quan điều tra phải thu thập, xác minh, phân tích rất nhiều giao dịch, tại nhiều cơ quan, đơn vị (ngân hàng, Sở giao dịch chứng khoán, trung tâm lưu ký chứng khoán…). Đặc biệt là phải trưng cầu giám định thiệt hại, dựa vào giám định viên và hệ thống máy tính, phần mềm của Ủy ban chứng khoán Nhà nước dẫn đến thời gian điều tra, xác minh các vụ án, vụ việc, tin báo, tố giác tội phạm xảy ra trên thị trường chứng khoán thường bị kéo dài, thậm chí có vụ việc bế tắc do không thể xác định được nhà đầu tư nào bị thiệt hại và thiệt hại bao nhiêu. 

Trường hợp tiết lộ, cung cấp thông tin cho bên thứ ba thì cần chứng minh được việc người tiết lộ, tư vấn có nhận một khoản hoa hồng, thu lời bất chính từ việc đó. Nhưng thỏa thuận trên khó có thể chứng minh, trên thực tế xảy ra tình huống chủ thể vi phạm khai báo rằng tiết lộ, cung cấp thông tin cho bên thứ ba không nhằm mục đích hưởng hoa hồng, thu lợi nhuận mà vì một số lý do cá nhân khác như do có quan hệ thân thiết, chia sẻ hoặc do muốn chiếm cảm tình của đối phương… Như vậy, không thể chứng minh yếu tố “thu lời bất chính” do hành vi tiết lộ, cung cấp thông tin nội bộ cho bên thứ ba.

Một số giải pháp nâng cao hiệu quả phòng ngừa vi phạm sử dụng thông tin nội bộ để mua, bán chứng khoán như sau:

Thứ nhất, thắt chặt các quy định về công bố thông tin đối với các công ty đại chúng, tổ chức niêm yết cổ phiếu, công ty đại chúng quy mô lớn theo hướng rút ngắn khoảng thời gian phải công bố thông tin xuống còn 4 – 5 ngày tùy thuộc vào từng loại thông tin cụ thể và mức độ ảnh hưởng đến giá cổ phiếu trên sàn chứng khoán nhằm hạn chế tình trạng lợi dụng độ trễ của thời điểm “công bố thông tin” để trục lợi.

Thứ hai, các cơ quan chức năng như Ủy ban chứng khoán Nhà nước, các ngân hàng thương mại, cơ quan điều tra, các công ty viễn thông…cần tăng cường mối quan hệ phối hợp trong xác minh, điều tra các vụ việc có dấu hiệu vi phạm sử dụng thông tin nội bộ để mua bán chứng khoán; truy xuất các thông tin giao dịch tại tài khoản ngân hàng của các nhà đầu tư; làm rõ mối quan hệ cũng như thông tin các đối tượng đã trao đổi có liên quan đến thông tin nội bộ của doanh nghiệp. 

Thứ ba, Ủy ban chứng khoán Nhà nước cần tăng cường rà soát, tiến hành các đợt thanh tra, kiểm tra định kỳ hoặc đột xuất nhằm kịp thời phát hiện vi phạm sử dụng thông tin nội bộ để mua bán chứng khoán nói riêng. Đồng thời, chú ý xử lý nghiêm minh, tăng mức hình phạt đối với vi phạm “Không báo cáo giao dịch của người nội bộ”, bởi đây có thể là dấu hiệu nghi vấn của tội phạm sử dụng thông tin nội bộ để mua bán chứng khoán.

Thứ tư, cần sửa đổi, bổ sung việc xác định hậu quả, thiệt hại của hành vi sử dụng thông tin nội bộ mua bán chứng khoán “thu lợi bất chính” ở mức từ 300 triệu đồng trở lên hoặc phải “gây thiệt hại cho nhà đầu tư” từ 500 triệu đồng trở lên mà cần nâng số tiền này lên gấp đôi hoặc thậm chí gấp nhiều lần. Bởi số lượng tiền giao dịch trên thị trường chứng khoán là rất lớn, nếu để “thu lợi bất chính” chỉ ở mức 300 triệu đồng là rất thấp. Việc tăng mức hình phạt tiền sẽ có tác dụng răn đe, phòng ngừa tội phạm.

Thứ năm, tăng cường bồi dưỡng kiến thức về chứng khoán và thị trường chứng khoán cho cán bộ điều tra thuộc các cơ quan chức năng thông qua việc mở các lớp tập huấn kiến thức ngắn ngày, trong đó tập trung cung cấp thông tin, cập nhật phương thức, thủ đoạn mới trên thị trường chứng khoán; tăng cường tổ chức các buổi tổng kết, rút kinh nghiệm trong quá trình xử lý tội phạm sử dụng thông tin nội bộ để mua bán chứng khoán.

ThS. Phạm Thị Hồng Nhung - Giảng viên Khoa Cảnh sát kinh tế Học viện Cảnh sát nhân dân

Bạn đọc đặt go88 game bài đổi thưởng dài hạn vui lòng để lại thông tin